Hiện nay, tại Việt Nam, số người mắc bệnh thận có xu hướng tăng nhanh do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nếu có kiến thức và trang bị cho mình một chế độ sinh hoạt, hoạt động, tập luyện tốt thì có thể phòng ngừa được căn bệnh này. Cùng tìm hiểu các nào để phòng bệnh suy thận hiệu quả qua bài viết ngay sau đây nhé.
Bệnh suy thận: Nguyên nhân và dấu hiệu nào nhận biết?
Thận là một cơ quan thuộc hệ tiết niệu, có nhiệm vụ sản xuất ra nước tiểu để đào thải các chất thải độc hại ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, thận còn đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng khác như giữ cho môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định về nước, điện giải, khoáng chất và cùng với tủy xương tạo hồng cầu cho cơ thể.
Nhân ngày Thận thế giới, TS.BS Nguyễn Vĩnh Hưng, Trưởng khoa Thận tiết niệu và lọc máu, Bệnh viện E cho biết, theo số liệu thống kê của Hội Thận học thế giới, ước tính thế giới đang có khoảng 500 triệu người có các vấn đề về bệnh lý mãn tính ở thận. Khoảng 3 triệu người bệnh trên thế giới đang sống nhờ các biện pháp thay thế như lọc máu, ghép thận.
Tại Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính thức, song ước tính có khoảng 5 triệu người bị suy thận và hàng năm có khoảng 8.000 ca bệnh mới. Chỉ tính riêng bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu là khoảng 800.000 người, chiếm 0,1% dân số.
Hiện nay, tại Việt Nam, số người mắc bệnh thận - suy thận ngày càng nhiều do rất nhiều nguyên nhân. Nếu suy thận cấp, nguyên nhân chính do thiếu lưu lượng máu đến thận, những bệnh lý tại thận gây ra hoặc tắc nghẽn nước tiểu ra khỏi thận. Ngoài ra, nguyên nhân gây suy thận mạn lại là do viêm cầu thận, đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm ống thận mô kẽ, bệnh thận đa nang, tắc nghẽn kéo dài đường tiết niệu, trào ngược bang quang niệu quản gây ra…
Đặc biệt, tình trạng nhiễm độc do thuốc, thói quen tùy tiện dùng thuốc không có sự hướng dẫn của bác sĩ, dùng thuốc giảm đau kéo dài,… cũng là nguyên nhân gây suy thận vì hầu hết thuốc được thải trừ qua thận.
>>> Xem thêm: Thận yếu có nên uống nhiều nước?
Các dấu hiệu và triệu chứng có thể nhận biết như: Buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, ớn lạnh, rối loạn giấc ngủ, thay đổi khi đi tiểu (tiểu nhiều vào ban đêm), giảm sút tinh thần, hoa mắt, chóng mặt, phù chân tay, ngứa dai dẳng, đau ngực, khó thở, tăng huyết áp khó kiểm soát, đau hông lưng,… và rất nhiều những dấu hiệu khác nhau.
Làm cách nào để phòng bệnh suy thận hiệu quả?
Vậy làm cách nào để phòng bệnh suy thận hiệu quả? Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều người khi quan tâm đến bệnh lý này?
-
Đầu tiên, nếu phát hiện mình có một trong những triệu chứng trên, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bởi việc rối loạn chức năng thận sẽ khiến mất cảm giác ăn uống ngon miệng, buồn nôn, nôn mửa, đau lưng, huyết áp cao, hơi thở có mùi hôi, khó tập trung và giảm trí nhớ,…
-
Thứ hai, là cần đi khám sức khỏe định kỳ. cần kiểm tra thường xuyên nước tiểu và chức năng thận mỗi năm một lần. Các bài kiểm tra sức khỏe định kỳ bao gồm thói quen đi tiểu, định lượng protein urê 24 giờ, albumin/ creatinin nước tiểu, creatinin huyết thanh, và siêu âm màu thận.
-
Thứ ba, đối với các nhóm người có nguy cơ cao bao gồm những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường và cao huyết áp, bệnh chuyển hóa (ví dụ như béo phì, tăng acid uric máu, rối loạn lipid máu) bệnh nhân có tiền sử gia đình, bệnh nhân bị bệnh tự miễn dịch, nhiễm trùng toàn thân, người độ tuổi trên 65... cần càng phải chú ý hơn. Những người này nên chú ý tới huyết áp, lượng đường trong máu, lipid máu, acid uric máu và các chỉ số khác, ít nhất là làm xét nghiệm nước tiểu mỗi 6 tháng 1 lần để theo dõi lượng albumin /creatinin niệu chức năng thận nhằm phát hiện sớm tổn thương thận nếu có.
-
Chú ý không nên nhịn tiểu: Mọi người không nên nhịn tiểu, ngay cả trẻ em (trường học cần có nhà vệ sinh sạch để trẻ không nhịn tiểu chờ về nhà mới đi tiểu).
-
Lên kế hoạch tập luyện hoạt động thể lực và có chế độ ăn uống hợp lý: Hoạt động thể lực sẽ giúp kiểm soát bệnh thận hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn nên có chế độ ăn, uống hợp lý để tránh bị sỏi tiết niệu (uống đủ nước hàng ngày), không lạm dụng dùng thuốc can-xi (khi cần, phải theo chỉ định của bác sĩ), nên tập thể dục đều đặn hàng ngày và đúng phương pháp để khí huyết lưu thông, nước tiểu bài tiết đều đặn.
Uống nước ion kiềm mỗi ngày: Nước ion kiềm không chỉ giúp trung hòa môi trường acid mà còn giúp giảm bớt sự căng thẳng lên thận. Nếu thận thiếu nước, không chỉ hạn chế khả năng lọc chất thải mà còn khiến thận làm việc mệt mỏi, hoạt động quá sức dễ dẫn đến suy yếu thận.
Nước ion kiềm được đánh giá là loại nước uống tốt cho sức khỏe, có khả năng hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật không chỉ riêng bệnh thận. Do đó, mỗi gia đình hiện nay nên trang bị cho mình một Máy tạo nước ion kiềm để thuận tiện trong việc sinh hoạt hằng ngày. Nếu bạn đang quan tâm đến Máy tạo nước ion kiềm giàu hydro, hãy liên lạc với Kangen Sanwa qua hotline: 1800 6671 để biết thêm thông tin chi tiết.