Bệnh đái tháo đường còn được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” vì bệnh tiến triển từ từ nhưng để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này đa số xuất phát từ những thói quen sinh hoạt hằng ngày. Cùng điểm mặt 7 thói quen làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường ngay dưới đây để trang bị cho mình cách phòng tránh nhé.
Dù các chuyên gia đã chỉ ra rằng tiểu đường có thể do một rối loạn trong di truyền nhưng trên thực tế, những thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh cũng có thể khiến bạn dễ mắc phải căn bệnh này.
1. Uống nhiều nước ngọt
Các nhà khoa học tại Đại học Harvard của Mỹ, xem xét lại 30 nghiên cứu về việc tiêu thụ nước ngọt cho biết những loại nước như trà chanh, trà đường, nước ngọt chỉ có nhiều đường, chứa calorie rỗng và không có giá trị dinh dưỡng nào. Do đó, khi khát nước, bạn hãy uống nước lọc hoặc sữa ít béo. Nếu thích nước ép trái cây, bạn hãy chọn nước trái cây nguyên chất và chỉ nên uống nửa ly thôi nhé.
2. Bỏ bữa sáng
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày và có thể giúp ngăn ngừa đái tháo đường típ 2. Việc nhịn đói đến trưa làm tăng những phản ứng phá hủy lượng insulin và khả năng kiểm soát đường huyết. Để kiểm soát đường huyết và giảm cân, bạn hãy dành một ít thời gian ăn sáng với các món như trứng, bơ đậu phộng, trái cây tươi, sữa chua, bánh mì hoặc sandwich…
3. Ăn ít rau củ quả
Muốn kiểm soát đường huyết và giảm cân, bạn nên ăn nhiều rau củ (loại không có tinh bột) như rau chân vịt, bí đỏ, cà chua và bông cải xanh. Xen kẽ các bữa ăn chính là các bữa ăn phụ với các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa như dâu tây, việt quất, nam việt quất… Những thực phẩm này giúp giảm huyết áp, giảm tổn thương do viêm nhiễm và cải thiện tình trạng kháng insulin nên có thể kiểm soát đường huyết tốt.
4. Không ăn cá
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu… là những loại cá rất giàu axit béo omega-3, giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim, cao huyết áp, giữ cho động mạch ở tình trạng tốt. Bên cạnh đó, khi nạp vào cơ thể lượng axit béo omega-3, nồng độ adiponectin (hormone ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất như điều hòa đường huyết và giảm viêm), tăng lên nên giảm nguy cơ đái tháo đường. Vì vậy, bạn hãy ăn cá ít nhất 2 lần mỗi tuần.
5. Ăn khuya
Những cơn đói vào ban đêm thường khiến bạn rất khó chịu. Do đó, bạn thường phải kiếm gì đấy để lấp đầy bụng. Tuy nhiên, nếu “nuông chiều” thói quen này thì bạn sẽ gây hại cho bản thân vì ăn kiểu này có thể làm tăng đường huyết và làm gián đoạn bài tiết insulin, gây nguy cơ mắc đái tháo đường típ 2. Bằng cách ăn đủ ba bữa mỗi ngày, bạn sẽ không bị thôi thúc ăn khuya nữa. Trong trường hợp bắt buộc phải ăn, bạn đừng mua khoai tây chiên, bánh donut mà hãy mua cà rốt, dưa leo, củ sắn... để ăn nhé.
6. Luôn lo lắng, buồn phiền
Theo nghiên cứu của Hà Lan với 1.500 người, việc cảm thấy buồn, thất vọng và thấy mình vô dụng có thể dẫn đến ăn uống quá nhiều và tăng cân. Một nghiên cứu khác của Jordan, những người bị trầm cảm thường khó kiểm soát đường huyết, nên làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn nghi ngờ mình bị trầm cảm để có thể nhận được sự giúp đỡ. Khi không bị trầm cảm, bạn sẽ chăm sóc bản thân tốt hơn bằng cách giữ đường huyết ở mức cân bằng, nỗ lực để giảm cân và có biện pháp đề phòng đái tháo đường.
7. Thức khuya
Nếu không ngủ đủ 6 - 8 giờ mỗi đêm, quá trình chuyển hóa chất béo của cơ thể sẽ bị xáo trộn. Bên cạnh đó, khi ngủ muộn bạn cần phải ăn thêm, nên lượng thức ăn không được tiêu hóa hết. Lâu dần, điều này sẽ tạo ra mô mỡ tích lũy trong cơ thể, gây tăng cân, béo phì.
Ngoài ra, nếu bạn ngáy khi ngủ, hãy thông báo cho bác sĩ vì đây là dấu hiệu cho thấy bạn bị ngưng thở khi ngủ, ảnh hưởng đến đường huyết, sức khỏe của tim và có thể dẫn đến đái tháo đường.
>>> Xem thêm: Nước ion kiềm Kangen Sanwa hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như thế nào?
Trên hết, để phòng ngừa cũng như điều trị căn bệnh này, ngay bây giờ, hãy chú ý đến chế độ ăn uống, tập luyện và đặc biệt thường xuyên uống nước ion kiềm để đào thải độc tố, tăng cường sức khỏe nhé!